21/03/2022 3:10:14 CH

Tất cả những thông tin cần biết khi chuẩn bị cuộc sống mới tại nước Mỹ

Thấu hiểu tâm lý lo lắng, hồi hộp xen kẽ với những niềm háo hức chờ mong của những người sắp định cư tại Mỹ, USHome với mong muốn hỗ trợ người Việt thành công trên toàn cầu sẽ cũng cấp những kinh nghiệm, kiến thức vô cùng quan trọng mà bất cứ ai khi sắp đến Mỹ cũng cần phải nắm bắt. Bài viết dưới đây bao gồm đầy đủ những thông tin từ trước, trong và sau khi đến Mỹ để giúp người Việt hội nhập cuộc sống mới dễ dàng và nhanh chóng hơn.

I.Cần chuẩn bị gì trước khi đến Mỹ


1.Hướng dẫn đặt lịch chích ngừa và khám sức khoẻ định cư Mỹ
2.Giấy tờ dân sự cần chuẩn bị để đi phỏng vấn định cư Mỹ
3.Hướng dẫn sắp xếp hồ sơ đi phỏng vấn
4.Hướng dẫn theo dõi tình trạng cấp và chuyển phát visa
5.Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần cho người định cư Mỹ
6.Thông tin quan trọng cần biết về visa định cư Mỹ

II.Những kinh nghiệm trong hành trình bay đến Mỹ


1.Mua vé máy bay đi Mỹ như thế nào?
2.Những đồ dùng – thức ăn được phép hoặc bị cấm nhập cảnh Mỹ
3.Một số lời khuyên trước chuyến đi
4.Khởi hành ở sân bay đi Mỹ - Những lưu ý khi transit - Khi đến sân bay Mỹ lần đầu

III.Những điều cần biết để hội nhập cuộc sống Mỹ


1.Giấy tờ tuỳ thân khi sống ở Mỹ - Đăng ký Selective Service tại Mỹ
2.Mở line điện thoại tại Mỹ
3.Mở thẻ ngân hàng tại Mỹ - Cách xây dựng điểm tín dụng
4.Chuẩn bị chỗ ở tại Mỹ
5.Giáo dục Mỹ - Ghi danh cho con nhập học tại Mỹ như thế nào?
6.Học tiếng Anh hoà nhập cuộc sống Mỹ
7.Đi lại ở Mỹ như thế nào? – Hướng dẫn thi bằng lái tại Mỹ
8.Tìm việc làm tại Mỹ 
9.Chương trình y tế tại Mỹ
10. Nghĩa vụ thuế của người có thẻ xanh

 

nhung-dieu-can-biet-de-chuan-bi-di-my

I.Trước khi đến Mỹ

1.Hướng dẫn đặt lịch chích ngừa và khám sức khoẻ để định cư Mỹ

Lưu ý:

  • Với những gia đình có trẻ dưới 15 tuổi, cần phải khám sức khoẻ TRƯỚC khi chích ngừa.

  • Nếu gia đình không có trẻ dưới 15 tuổi, có thể khám sức khoẻ hay chích ngừa trước đều được.

Các thông tin cần chuẩn bị để đặt lịch khám sức khoẻ và chích ngừa định cư Mỹ

  • Case Number HCM

  • Họ và tên từng đương đơn

  • Ngày/tháng/năm sinh từng đương đơn

  • Số điện thoại

  • Địa chỉ nhà

Các giấy tờ cần chuẩn bị

  • Passport gốc + passport photo
  • Thư mời phỏng vấn
  • Giấy chích ngừa vàng (nếu có)

Chích ngừa đi định cư Mỹ:
Trung bình 1,500,000/người

TRUNG TÂM KIỂM DỊCH Y TẾ QUỐC TẾ
40 Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
028 1080 (Tổng đài đặt lịch chích ngừa)

Khi gọi, họ sẽ hỏi tiêm chủng lần đầu hay tái chủng? Sau một vài thủ tục, nhân viên sẽ đọc số thứ tự + lịch hẹn kèm tin nhắn xác nhận gửi qua điện thoại.
 

Khám sức khoẻ đi định cư Mỹ

  • Người lớn > 15 tuổi: 240$ ~ 5,610,000 VND
  • Trẻ em 2-14 tuổi: 210$ ~ 4,910,000 VND
  • Trẻ em < 2 tuổi: 145$ ~ 3,390,000 VND

BỆNH VIỆN CHỢ RẪY - KHOA KHÁM XUẤT CẢNH:
201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh (vào cổng đường Thuận Kiều)
028 38565703
Chỉ thanh toán VND
Anh chị hãy Nhớ thật kỹ số thứ tự và lịch hẹn.

TỔ CHỨC DI CƯ QUỐC TẾ (IOM)
1B, Phạm Ngọc Thạch, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
028 38222058
Thanh toán bằng VND và USD, có thể thanh toán thẻ.
IOM sẽ gửi tin nhắn xác nhận về điện thoại nhưng không kèm số thứ tự.

2.Giấy tờ dân sự cần chuẩn bị khi đi phỏng vấn định cư Mỹ

NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH

  • Giấy khai sinh của Người Bảo Lãnh - 𝐏𝐄𝐓𝐈𝐓𝐈𝐎𝐍𝐄𝐑’𝐒 𝐁𝐈𝐑𝐓𝐇 𝐂𝐄𝐑𝐓𝐈𝐅𝐈𝐂𝐀𝐓𝐄.
  • Giấy khai sinh - 𝐁𝐈𝐑𝐓𝐇 𝐂𝐄𝐑𝐓𝐈𝐅𝐈𝐂𝐀𝐓𝐄.
  • Giấy kết hôn - 𝐌𝐀𝐑𝐑𝐈𝐀𝐆𝐄 𝐂𝐄𝐑𝐓𝐈𝐅𝐈𝐂𝐀𝐓𝐄.
  • Lý lịch tư pháp số 2 - 𝐏𝐎𝐋𝐈𝐂𝐄 𝐂𝐄𝐑𝐓𝐈𝐅𝐈𝐂𝐀𝐓𝐄.
  • Trang có hình của passport - 𝐏𝐀𝐒𝐒𝐏𝐎𝐑𝐓 𝐁𝐈𝐎𝐆𝐑𝐀𝐏𝐇𝐈𝐂 𝐏𝐀𝐆𝐄.
  • Ảnh 5x5 - 𝐏𝐇𝐎𝐓𝐎𝐆𝐑𝐀𝐏𝐇

VỢ/CHỒNG NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH

  • Giấy khai sinh - 𝐁𝐈𝐑𝐓𝐇 𝐂𝐄𝐑𝐓𝐈𝐅𝐈𝐂𝐀𝐓𝐄
  • Giấy kết hôn - 𝐌𝐀𝐑𝐑𝐈𝐀𝐆𝐄 𝐂𝐄𝐑𝐓𝐈𝐅𝐈𝐂𝐀𝐓𝐄.
  • Lý lịch tư pháp số 2 - 𝐏𝐎𝐋𝐈𝐂𝐄 𝐂𝐄𝐑𝐓𝐈𝐅𝐈𝐂𝐀𝐓𝐄
  • Trang có hình passport - 𝐏𝐀𝐒𝐒𝐏𝐎𝐑𝐓 𝐁𝐈𝐎𝐆𝐑𝐀𝐏𝐇𝐈𝐂 𝐏𝐀𝐆𝐄
  • Ảnh 5x5 - 𝐏𝐇𝐎𝐓𝐎𝐆𝐑𝐀𝐏𝐇

CON TRÊN 16 TUỔI

  • Giấy khai sinh - 𝐁𝐈𝐑𝐓𝐇 𝐂𝐄𝐑𝐓𝐈𝐅𝐈𝐂𝐀𝐓𝐄
  • Lý lịch tư pháp số 2 - 𝐏𝐎𝐋𝐈𝐂𝐄 𝐂𝐄𝐑𝐓𝐈𝐅𝐈𝐂𝐀𝐓𝐄
  • Trang có hình passport - 𝐏𝐀𝐒𝐒𝐏𝐎𝐑𝐓 𝐁𝐈𝐎𝐆𝐑𝐀𝐏𝐇𝐈𝐂 𝐏𝐀𝐆𝐄.
  • Ảnh 5x5 - 𝐏𝐇𝐎𝐓𝐎𝐆𝐑𝐀𝐏𝐇

CON DƯỚI 16 TUỔI

  • Giấy khai sinh - 𝐁𝐈𝐑𝐓𝐇 𝐂𝐄𝐑𝐓𝐈𝐅𝐈𝐂𝐀𝐓𝐄
  • Trang có hình passport - 𝐏𝐀𝐒𝐒𝐏𝐎𝐑𝐓 𝐁𝐈𝐎𝐆𝐑𝐀𝐏𝐇𝐈𝐂 𝐏𝐀𝐆𝐄.
  • Ảnh 5x5 - 𝐏𝐇𝐎𝐓𝐎𝐆𝐑𝐀𝐏𝐇

Nếu tại thời điểm phỏng vấn trẻ tròn 16 tuổi —> cần phải làm LLTP cho trẻ

Lưu ý:

  1. Dịch thuật tất cả các giấy khai sinh + giấy kết hôn + lý lịch tư pháp số 2. Scan cùng bản gốc —> ghép lại thành từng file cho từng loại giấy tờ (lưu ý cách scan file và con dấu giáp lai)
  2. Nếu có ai đã từng ly hôn —> Dịch thuật tất cả giấy tờ ly hôn của toà án, scan cùng bản gốc —> Ghép thành 1 file PDF
  3. Lý lịch tư pháp có án tích —> Dịch thuật các giấy tờ của toà án + dịch thuật lý lịch tư pháp.
  4. Những ai từng đi nước ngoài trên 6 tháng, vui lòng làm lý lịch tư pháp của quốc gia đó.
  5. Không yêu cầu giấy xác nhận độc thân nếu chưa kết hôn lần nào.

Lưu ý về lý lịch tư pháp số 2
- Nếu chỉ ở có một tỉnh/địa phương và không có án tích —> Thời gian trả LLTP là 2-3 tuần.
Làm LLTP vào đầu tháng lịch mở được áp dụng (2-3 tuần trước khi mở chính thức)
- Nếu ở 2 tỉnh/địa phương trở lên hoặc/và có án tích —> Thời gian trả LLTP thậm chí có thể lên đến 2 tháng.
Làm LLTP ngay khi lịch mở được công bố (6 tuần trước khi được mở chính thức)

3. Hướng dẫn sắp xếp hồ sơ phỏng vấn đi Mỹ


Có nhiều dịch vụ đòi thu phí 100-200 USD cho việc xếp hồ sơ đi Mỹ, đây là mức phí mà mọi người hoàn toàn có thể tiết kiệm bằng cách tự làm ở nhà, chỉ mất khoảng 15 phút. Người hiểu rõ giấy tờ, hồ sơ nhất vẫn chính là bản thân gia đình.
Dưới đây là bộ hồ sơ đã được nhân viên lãnh sự quán Mỹ xác nhận sắp xếp rất ổn.
BỘ 1-2-3: đây là 3 bộ quan trọng nhất sẽ được nhân viên lãnh sự quán thu giữ. Cần xếp 3 bộ này thật ngăn nắp, gọn gàng và đầy đủ nhất.

BỘ 1: BỘ GIẤY TỜ VÀO CỔNG

  • Toàn bộ passport của các thành viên

  • Thư mời phỏng vấn

  • Hình 5x5 (ít nhất 2 tấm/người để phòng hờ thất lạc), có thể kẹp lên passport (1 tấm) hoặc để riêng

  • Tờ đăng ký địa chỉ visa

BỘ 2: BỘ GIẤY TỜ DÂN SỰ BẢN GỐC
Những hồ sơ làm online trên CEAC chỉ cần đem bản gốc đến để đối chiếu

  • Kẹp 1: Giấy khai sinh + Giấy kết hôn

- Giấy khai sinh người bảo lãnh (không được photo trắng đen hoặc in màu từ bản scan)
- Giấy khai sinh toàn bộ đương đơn
- Giấy kết hôn

  • Kẹp 2: Lý lịch tư pháp

-Sổ hộ khẩu
-Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân
-Các giấy tớ khác (Nếu có)
+Giấy tờ ly hôn
+Giấy ra khỏi Đảng
+Các quyết định của toà án liên quan đến án tích
+Các giấy tờ dân sự khác
....
 BỘ 3: KẾT QUẢ KHÁM SỨC KHOẺ
 BỘ 4: Nên đem theo, tuỳ vào trường hợp lãnh sự quán sẽ có xem xét đến hay không

  • Các giấy tờ tài chính:
    - I864/I864A
    - Các giấy thuế: 1040, W-2, IRS
    - Bằng chứng quốc tịch Mỹ
    - Bằng chứng việc làm
    - Bản scanned được chấp nhận
    - Bằng chứng về mối quan hệ

Hướng dẫn chính thức của Lãnh sự: https://drive.google.com/file/d/1ZxvubwUPvdZEXaIfNW3SZl72s5qgZa_e/view?usp=drivesdk

 LƯU Ý: Những giấy tờ ít quan trọng (bản photo, bản mang dư phòng hờ,...) để vào phong bì riêng, tuyệt đối đừng trộn lẫn với bộ 1-2-3

4.Hướng dẫn theo dõi tình trạng cấp và chuyển phát visa

READY: trạng thái chưa cập nhật
ADMINISTRATIVE PROCESSING: Visa đang được xử lý
ISSUED: Visa đã được cấp.

Đối với những trường hợp được cấp visa ngay tại buổi phỏng vấn —> Thời gian ISSUED cỡ 1-2 ngày.
Đối với những trường hợp phải đi bổ sung vào buổi chiều —> Lãnh sự gom đủ số lượng rồi mới có đợt ISSUED.
 

  • Bước 2: Truy cập ntlogistics.vn , ở mã vận đơn: Nhập số passport của đương đơn.

Nếu hiện chưa có vận đơn thì là do Lãnh sự chưa giao visa cho Nhất Tín.
Tại trang của Nhất Tín, ta có thể theo dõi tình trạng chuyển phát của visa.
Tổng đài Nhất Tín Logistics: 1900 636688

5.Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần cho người định cư Mỹ

Đơn đề nghị rút BHXH: https://docs.google.com/file/d/11sqKg5l9oID0ujhs9POLV9vd5nPzoC7x/edit?usp=docslist_api&filetype=msword
Điều kiện hưởng:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng đóng BHXH chưa đủ 20 năm;
- Sau một năm nghỉ việc nếu không đóng BHXH và có yêu cầu nhận trợ cấp BHXH 1 lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (theo Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015)
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
- Ra nước ngoài để định cư. 
Mức hưởng:
Tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
= 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
= 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
Nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ: từ 1-6 tháng tính ½ năm; từ 7-11 tháng tính 1 năm.

Theo quy định tại Điều 21 Quyết định số 636/QĐ-BHXH, chuẩn bị những giấy tờ sau:
1. Sổ BHXH ( bản chính).
2. Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính).
3. Trường hợp ra nước ngoài định cư: Bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng của 01 trong các giấy tờ sau:
· Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
· Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.
· Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
Lưu ý:
- Khi nộp hồ sơ đề nghị cung cấp bản chính Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú và CMND, Giấy tờ tùy thân có ảnh để đối chiếu.
- Trường hợp người lao động nộp hồ sơ là bản chụp thì phải kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu và xác nhận”

6.Thông tin quan trọng cần biết về visa định cư Mỹ


Dưới đây là những điều quan trọng cần biết về visa (thị thực) định cư Hoa Kỳ theo thông tin chính thức từ Lãnh sự quán Hoa Kỳ.
1. KHÔNG MỞ BAO THỊ THỰC MÀU NÂU hay sửa đổi thị thực dưới bất kỳ hình thức nào. Vui lòng mang toàn bộ bao thị thực màu nâu bên mình trong suốt chuyến bay; không để trong hành lý ký gửi.
2. Vui lòng kiểm tra tất cả những thông tin trên thị thực để đảm bảo thông tin được chính xác. Xem kỹ ngày hết hiệu lực của thị thực. Hãy đọc chỗ “IV Expỉres On” (Ngày thị thực hết hạn) ở phía dưới bên phải của thị thực. Một vài thành viên trong gia đình có thể có các ngày thị thực hết hạn khác nhau. Dù rằng các thị thực được cấp cùng một ngày. Hãy liên hệ với Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam qua trang web: vn.usembassy.gov/ivcontact nếu có thông tin không chính xác trên thị thực.
Tên Việt Nam trên thị thực Hoa Kỳ được in theo đúng thứ tự trong hộ chiếu Việt Nam. Nếu hộ chiếu Việt Nam thể hiện tên đầy đủ là: “Nguyễn Văn A”, hộ chiếu sẽ thể hiện “Nguyen” ở phần Surname và “Van A” ở phần Given name.
3. Nếu vì lý do nào đó mà Anh chị không thể vào Hoa Kỳ trước ngày hết hạn được ghi trên thị thực, Anh chị nên báo ngay cho Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh bằng mẫu đơn trực tuyến tại trang web: vn.usembassy.gov/ivcontact . Viên chức lãnh sự sẽ hướng dẫn Anh chị các bước tiếp theo. Để được cấp thị thực mới thay thế cho thị thực cũ chưa sử dụng, Anh chị sẽ phải thanh toán lệ phí cho thị thực mới và làm lại tất cả các giấy tờ hết hạn. Vui lòng truy cập vào trang web: vn.usembassy.gov/ivfee2 để biết thêm thông tin về các loại phí. 
4. Đương đơn chính của hồ sơ bảo lãnh phải nhập cảnh Hoa Kỳ cùng lúc hoặc trước các thành viên khác trong gia đình.
5. Xin lưu ý mang theo tất cả những giấy tờ liên quan đến kết quả khám sức khoẻ bao gồm đĩa CD hình phổi và hồ sơ chích ngừa đến Hoa Kỳ.
6. Anh chị có trách nhiệm tự sắp xếp việc di chuyển vào Hoa Kỳ

Lệ phí nhập cư USCIS

Sau khi anh chị được chấp thuận nhập cư vào Hoa kỳ, bước tiếp theo là thanh toán Lệ phí Nhập cư USCIS. Khoản lệ phí này bao gồm chi phí giải quyết hồ sơ thị thực nhập cư và cấp thẻ Thường trú nhân (Thẻ xanh). 

Những trường hợp sau đây không cần phải đóng Lệ phí nhập cư USCIS:

  • Trẻ em vào Hoa Kỳ theo diện trẻ mồ côi hoặc con nuôi theo công ước Hague: Công dân Iraq và Afghanistan định cư theo diện thị thực đặc biệt
  • Thường trú nhân xin tái nhập cảnh Hoa Kỳ (SB-1)
  • Thị thực diện Hôn phu/Hôn thê (K1)

Anh Chị nên thanh toán Lệ Phí Nhập Cư USCIS trước khi khởi hành đến Hoa Kỳ, Anh chị sẽ không nhận được Thẻ xanh cho đến khi Anh chị thanh toán lệ phí này. 

Để theo dõi tình trạng Thẻ xanh, Anh chị hãy vào trang web: www.uscis.gov/greencard/while-application-is-pending 

chia-se-kinh-nghiem-di-may-bay-sang-my

II.Những kinh nghiệm trong hành trình bay đến Mỹ

1.Mua vé máy bay đi Mỹ như thế nào?


Trên thị trường có nhiều hãng máy bay quốc tế từ Việt Nam sang Mỹ. Nếu bạn không quen việc săn lùng vé rẻ trên mạng, chọn chuyến bay nối tiếp hợp lý thì nên dùng dịch vụ của những đại lý bán vé máy bay.
Hiện tại, từ Việt Nam sang Mỹ chưa có đường bay thẳng, vì vậy trước khi đáp xuống phi trường một sân bay quốc tế tại Mỹ bạn phải quá cảnh ít nhất một lần, ví dụ nếu bay bằng hãng United Airlines (quá cảnh ở Hồng Kông hoặc Nhật), American Airlines và Northwest Airlines (quá cảnh Narita, Nhật Bản), Eva Air và China Airlines (quá cảnh tại Đài Bắc, Đài Loan), Korea Airlines (quá cảnh Incheon, Hàn Quốc), Singapore Airlines (quá cảnh tại Singapore)…
Đối với những chuẩn bị đi Mỹ định cư đặc biệt là hành khách lần đầu tiên bay sang Mỹ, thì đây là một chặng đường khá mệt mỏi bởi phải qua nhiều cửa kiểm soát an ninh khi check in, quá cảnh và nhập cảnh. Từ Việt Nam đến Mỹ phải tốn ít nhất 18-20 tiếng, tuy nhiên thời gian sẽ kéo dài hơn đối với những trường hợp quá cảnh lâu hoặc do thời tiết xấu.

2.Những đồ dùng – thức ăn được phép hoặc bị cấm nhập cảnh Mỹ

nhung-vat-dung-khong-duoc-mang-len-may-bay-di-my

Những quy định về hành lý của chính phủ Mỹ rất khắt khe, cho nên nếu không bị phạt một khoản tiền 150-200 USD /kiện, thì tốt nhất là bạn hãy lưu ý về số cân nặng của hành lý mà bạn mang theo. Theo như kinh nghiệm đi máy bay từ Việt Nam sang Mỹ mà Elines được biết thì mức phạt này sẽ tùy vào từng hãng hàng không mà phạt theo kiện hay theo kg.

Những thứ bị cấm mang nhập cảnh vào Mỹ (cập nhật mới nhất 2020)

1.Thịt và các sản phẩm từ thịt [ ngay cả 1 số loại thịt ham ]
2.Trứng, sữa [Đối với sữa cho em bé, có thể mang một lượng nhỏ đủ dùng và cần có dán nhãn đàng hoảng
3.Các loại hải sản [Có thể mang một số lượng ít hải sản đã nấu chín, khô, đóng hộp, xông khói hoặc đông lạnh]
4.Khuyến cáo không nên mang các loại khô như tôm khô, cá khô, mực khô,…
5.Trà: được phép mang khi đã khai báo rõ ràng
6.Mật ong: được phép khi là dùng cho cá nhân, miễn không phải dùng để làm thức ăn cho ong nuôi.
7.Gia vị: được phép miễn là không có chanh, cam, các loại làm từ hạt rau quả. Sẽ được kiểm tra kỹ hơn nếu mang sả.
8.Mắm: có trường hợp không gặp trở ngại gì, cũng có trường hợp bị kiểm tra gắt gao. Phải đảm bảo điều kiện là đem số lượng ít, có khai báo đầy đủ trước khi đáp xuống Mỹ
9.Rau củ quả: không được mang, kể cả là đông lạnh hay khô
10.Nước có cồn: nồng độ trong khoảng 24% < nước có cồn < 70%. Thể tích tối đa được phép để đem theo là 100ml và tối đa 5lít sản phẩm.
11.Các sản phẩm sinh học: thuốc trừ sâu, men sinh học, phân bón,….bị cấm hoàn toàn
12.Dược phẩm và thuốc: chỉ được phép mang các loại thuốc thảo dược nhưng thành phần thuốc không làm thay đổi bên trong cơ thể người dùng
13.Các sản phẩm được làm từ lông mèo, lông chó: bị cấm hoàn toàn, có thể bị phạt hành chính hoặc giam giữ
14.Vũ khí: có thể mang trong hành lý ký gửi, với điều kiện phải được đóng hộp cẩn thận và khai báo rõ ràng [khuyến cáo không nên mang vì mất nhiều thời gian vì trải qua nhiều khâu kiểm soát gắt gao]
15.Tiền: Không nên quá 10.000USD. Nếu có cần khai báo rõ ràng.

3.Một số lời khuyên trước chuyến đi

  • Chọn chuyến bay phù hợp nhất với gia đình anh chị.
  • Đặt vé thông qua một đại lý vé máy bay là luôn luôn tốt hơn. Đại lý có thể cung cấp cho bạn một số giảm giá hoặc những tư vấn giá rẻ,các hành trình bay phù hợp.
  • Hãy chắc chắn rằng ngày tháng và hành trình bay trên vé là chính xác. Gọi lên văn phòng hãng hàng không địa phương để xác nhận. Lưu ý thời gian chuyến bay có thể gây nhầm lẫn (ví dụ như 12h50am=00h50 đêm ngày hôm trước,rạng sáng ngày hôm sau.)
  • Nên xác nhận về tiêu chuẩn hành lý mà bạn có thể thực hiện (trọng lượng và số lượng túi cho cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay).
  • Hãy chắc chắn rằng đã đã kiểm tra chính xác điểm đầu điểm cuối hành trình của bạn, các hãng hàng không.
  • Hãy cố gắng đến sân bay ít nhất 3 giờ trước khi khởi hành. Bằng cách này có thể nhận được ưu đãi về chỗ ngồi của bạn. các hãng hàng không khác nhau có cách khác nhau sắp xếp chỗ ngồi ví dụ:3-3-3, 3-4-3, 2-2-2, vv
  • Mỗi phần của hành lý nên có tên và địa chỉ của cá nhân/gia đình để thẻ hành lý có thể được nhận diện ở sân bay đích,đặc biệt nếu nó bị thất lạc.
  • Chuẩn bị tiền tệ của các nước đến. Anh chị có thể trao đổi tiền tệ từ các ngân hàng được phép ví dụ như Ngân hàng Nhà nước,  hoặc từ các tổ chức trao đổi tiền tệ,hoặc thông thường họ có quầy ở sân bay.
  • Hành lý xách tay : Đây là những gì anh chị có thể mang theo bên mình trên máy bay. Giữ nó nhỏ và tiện dụng
    Vì kích thước của hành lý và trọng lượng bị hạn chế, nó được khuyến khích để những thứ quan trọng và tiện dụng trong hành lý xách tay, như tài liệu quan trọng, một cặp quần áo, áo len, thuốc, vv
  • Hành lý ký gửi: Đây là hành lý anh chị chứa nhiều đồ lớn và số đồ đạc còn lại của anh chị, sẽ phải bàn giao tại quầy làm thủ tục của các hãng hàng không. Hầu hết các hãng hàng không cho phép 2 kiện lớn của hành lý như hành lý check-in, tốt nhất không để đồ đạc,tiền bạc,giấy tờ quan trọng,những đồ có giá trị lớn trong hành lý ký gửi tránh bị mất mát

4.Khởi hành ở sân bay đi Mỹ - Những lưu ý khi transit - Khi đến sân bay Mỹ lần đầu

Tại sân bay khởi hành đi Mỹ

  • Bước 1: Cần phải quét hành lý trong máy X-ray, sau đó nhân viên sân bay sẽ đặt nhãn dán an toàn cho hành lý. Làm thủ tục ở quầy check-in và nhận thẻ lên máy bay. Tại đây, anh chị cũng sẽ nhận được mẫu khai thông tin xuất nhập cảnh, hãy điền nó thật cẩn thận bằng chữ in hoa một cách rõ ràng.
  • Bước 2: Đến quầy di trú. Nhân viên di trú sẽ yêu cầu hộ chiếu, vé, thẻ lên máy bay. Họ có thể hỏi một số câu hỏi về thị thực, mục đích chuyến đi,…Họ sẽ lấy tờ khai thông tin xuất nhập cảnh, sẽ trả lại mọi giấy tờ cá nhân khác sau khi đóng dấu xuất cảnh lên hộ chiếu của an h chị.
  • Bước 3: Nếu có nhiều đồ trang sức hay vật dụng đắt tiền, hãy khai báo tại quầy hải quan, và được xác nhận vào hộ chiếu
  • Bước 4: Anh chị trải qua kiểm tra ninh. Sau đó hãy kiểm tra về cổng khởi hành, tìm kiếm cổng ấy và chờ đợi lên máy bay.

Những lưu ý tại điểm transit sân bay đi Mỹ

  • Bước 1: Ngay sau khi anh chị đến sân bay transit, việc đầu tiên cần làm là tìm kiếm nhà ga và số cổng các chuyến bay tiếp theo.\
  • Bước 2: Tuỳ thuộc vào thời gian giữa các chuyến có thể thư giãn hoặc mua sắm tại sân bay. Hãy đảm bảo anh chị có mặt ở cổng trước 40 phút trước giờ bay để đảm bảo thời gian kiểm vé lên máy bay.
  • Bước 3: Anh chị sẽ không phải làm bất kỳ thủ tục nào khác ngoài phải qua máy dò kim loại và quét tia X hành lý xách tay.

Lưu ý: trong trường hợp phải thay đổi nhà ga, hãy tìm hiểu thông tin về dịch vụ xe đưa đón sân bay kết nối với nhà ga tương ứng. Tại một số nước, anh chị có thể cần một Visa Transit để trung chuyển, hãy tìm hiểu kỹ khi mua vé máy bay

Khi đến sân bay Mỹ lần đầu

  • Bước 1: Vài giờ trước khi đến, các tiếp viên sẽ cung cấp tờ khai hải quan Mỹ. Hãy điền các mục một cách cẩn thật.
  • Bước 2: Khi đến sân bay, hãy đi đúng line dành cho người định cư (sẽ có line dành cho người đi du lịch, du học,….)
  • Bước 3: Làm theo hướng dẫn của nhân viên hải quan Mỹ. Lăn tay lấy vân tay và chụp hình ảnh tại quầy nhập cư

can-lam-gi-de-hoi-nhap-cuoc-song-my

III.Những điều cần biết để hội nhập cuộc sống Mỹ


1.Giấy tờ tuỳ thân khi sống ở Mỹ

Social Security Card


- Người lao động tại Hoa Kỳ sẽ được Sở An ninh xã hội SSA (Social Security Administration) cấp thẻ an sinh xã hội. Trên thẻ có một dãy 9 chữ số. Được cấp ngay sau khi công dân Mỹ hoàn tất hồ sơ xin thẻ. Dãy số này là một phần hết sức quan trọng. Giúp Chính phủ thuận tiện trong việc kiểm tra danh tính của người dân tại đây. Nó có chức năng tương tự như chứng minh nhân viên ở Việt Nam vậy. 
- Một số tiểu bang nếu có làm thủ tục ở sân bay thì trung bình 10-15 ngày họ sẽ gửi trực tiếp về nhà
- Nếu đến sân bay nhập cảnh Mỹ mà không chờ đợi làm thủ tục liên quan đến hồ sơ di trú thì sau 1 tuần có thể đến Social Security Administration để hỏi thăm tình trạng.
- Cơ quan chính phủ phụ trách chương trình An Sinh Xã Hội được gọi là Sở An Ninh Xã Hội (Social Security Administration). Tìm văn phòng Sở An Sinh Xã Hội gần nơi của quý vị nhất bằng cách:

  • Hỏi thăm bạn bè hoặc hàng xóm để tìm văn phòng An Sinh Xã Hội gần nhất.

  • Gọi số 1-800-772-1213 trong khoảng  từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Có sẵn thông tin bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Có sẵn cả dịch vụ thông tin miễn phí.

  • Tìm điạ chỉ trên những trang màu xanh trong danh bạ điện thoại.

  • Xem trang web của Sở An Sinh Xã Hội tại điạ chỉ: http://www.socialsecurity.gov

Passport or I-551 Form/Green Card

  • Mộc oval thẻ xanh tạm thời I-551 đóng trên passport khi anh chị nhập cảnh Mỹ sẽ được dùng để ra vào nước Mỹ hợp pháp trong vòng 1 năm.

  • Anh chị sẽ nhận được thẻ xanh trong vòng 120 ngày sau khi nhập cảnh Mỹ hoặc 120 ngày sau khi đóng tiền thẻ xanh cho USCIS.

  • Nếu chuyển chỗ ở, anh chị cần phải cập nhật địa chỉ mới cho USCIS trong vòng 10 ngày.

Đăng ký Selective Service

Nếu gia đình có thành viên là năm giới ở độ tuổi từ 18 đến 26, người này cần phải đăng ký Selective Service.

Đây là tiến trình do chính phủ liên bang Hoa Kỳ quy định, bắt buộc tất cả nam thường trú nhân đang sinh sống tại Hoa Kỳ, và đang trong độ tuổi từ 18 – 25 phải ghi danh quân dịch. Ghi danh không có nghĩa là bạn sẽ phải tham gia quân đội, mà chỉ là thông tin mà chính phủ cần lưu giữ. 

Nếu không ghi danh, điều gì sẽ xảy ra?

  • Bạn sẽ bị phạt lên đến 250,000 USD tùy theo trường hợp
  • Có thể bị chính phủ liên bang từ chối các quyền lợi dành cho thường trú nhân như: trợ cấp (welfare), ghi danh xin thi quốc tịch Hoa Kỳ (US citizenship), xin tiền học (financial aid), xin thẻ xanh (green card)…

Hướng dẫn đăng ký Selective Service 

  • Cách 1: điền form tại bưu điện rồi mail đi (khuyến khích)
  • Cách 2: Dùng Social Security Number và đăng ký online tại sss.gov

Nếu đăng ký bằng bưu điện, sau 8 tuần sẽ nhận được thư xác nhận. CẤT KỸ THƯ NÀY ĐỂ DÙNG CHO VIỆC THI QUỐC TỊCH 

Một số lưu ý:

  •  Có thể đợi Social Security Number (SSN) về rồi điền form mail đi. Nếu gửi form trước khi có Social Security Number thì:

- Sau khi nhận được thư xác nhận, gọi +1-847-688-6888, dùng các thông tin cá nhân và Selective Service Number để cập nhật SSN

- Dùng phần đầu của thư, điền số SSN vào rồi mail đến:

SELECTIVE SERVICE SYSTEM
P.O BOX 94739
PALATINE, IL 60094-4739

  •  TÊN PHẢI GIỐNG NHƯ TRÊN VISA:

Ví dụ: Võ Kiến Thành
Last name: Vo
First and Middle Name: KIEN THANH

2. Mở line điện thoại tại Mỹ


Đây là việc đầu tiên chúng ta nên làm sau khi có số SSN. Ở Mỹ có nhiều nhà mạng khác nhau với những chương trình ưu đãi khác nhau: AT&T, Verizon, T-mobile, Sprint, Cricket, Mint,… mọi người có thể tham khảo tuỳ theo nhu cầu.

3. Mở tài khoản ngân hàng tại Mỹ - Cách xây dựng điểm tín dụng


Khi mở tài khoản ngân hàng, anh chị sẽ được yêu cầu chứng minh nhân thân của mình. Anh chị có thể chứng minh bằng Thẻ thường trú nhân hoặc bằng lái xe. Anh chị cũng sẽ cần gửi tổ chức tài chính một số tiền - gọi là “deposit” (tiền gửi)  vào tài khoản mới của anh chị. Anh chị có thể rút tiền bằng cách viết chi phiếu, rút từ máy rút tiền tự động (ATM), hoặc điền vào một phiếu rút tiền tại tổ chức tài chính.

Thẻ tín dụng cho phép mua sắm trước trả tiền sau và là một hình thức phổ biến tại Mỹ. Điểm tín dụng đóng vai trò lớn trong việc mua những tài sản lớn tại Mỹ.  Hàng tháng, anh chị sẽ nhận qua bưu điện một  hoá đơn tính tiền cho những chi phí thanh toán bằng thẻ tín dụng. Nếu trả toàn bộ số tiền ghi trong hoá đơn thì sẽ không phải chịu tiền lời, nếu chậm trễ hoặc chỉ trả một phần thì phần tiền còn lại sẽ được tính lãi. Một số thẻ tín dụng có lãi suất cao vì thể hãy kiểm tra các tuỳ chọn thẻ tín dụng khác nhau để xác định loại nào tốt nhất đối với mình.

Tại sao cần một điểm tín dụng tốt tại Mỹ?
Khi bạn đăng ký vay hoặc mở thẻ tín dụng mới, các tổ chức tài chính thường kiểm tra điểm tín dụng của bạn. Điểm cao có nghĩa là bạn có lịch sử tín dụng tốt. Vì vậy, độ tín nhiệm của bạn trong việc mở thẻ tín dụng mới hoặc thực hiện một khoản vay mới rất tốt. Ngược lại, một người không có điểm tín dụng, ngân hàng và bên cho vay không thể đánh giá được khả năng trả nợ/ hoàn vốn của bạn. Điểm tín dụng của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến: lãi suất, phí bảo hiểm và các dự định tài chính của bạn.

Người có điểm tín dụng cao sẽ đủ điều kiện hưởng lãi suất thấp khi mở thẻ tín dụng, sẽ được mua bảo hiểm với mức phí thấp hơn và sẽ dễ dàng hơn trong thủ tục vay vốn và các dự định tài chính cá nhân. Chính ví thế, việc thiết lập một điểm tín dụng tốt là rất quan trọng đối với người nhập cư mới đến Mỹ.

Anh chị hãy đọc thêm bài viết này để hiểu rõ hơn về Cách xây dựng điểm tín dụng tốt cho người mới nhập cư Mỹ 

4.Chuẩn bị chỗ ở tại Mỹ

Khi mới nhập cư Mỹ, nhiều người sống chung với bạn bè hoặc người thân trong gia đình khi họ mới tới. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều gia đình lựa chọn mua nhà riêng trước, và sau khi nhập cư sẽ sống ngay trong chính nhà mình. Đây là một lựa chọn tối ưu khi hiện này luật pháp Mỹ cho phép người nước ngoài mua nhà sở hữu vĩnh viễn, với giá nhà cùng các quy trình pháp lý như người Mỹ. Bên cạnh đó, nếu điều kiện cho phép, khi anh chị sở hữu nhà Mỹ cho thuê 2 năm trước khi định cư để có một hồ sơ khai thuế tốt sẽ là ưu điểm giúp gia đình hội nhập với cuộc sống Mỹ dễ dàng hơn rất nhiều. USHome tự hào là nơi hỗ trợ kết nối người Việt và cuộc sống Mỹ nói chung và bất động sản Mỹ nói riêng. Sứ mệnh của chúng tôi là giúp người Việt an cư tại Mỹ một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất có thể.

  • Nếu muốn tìm hiểu thêm về nhà Mỹ, anh chị có thể tham khảo Kinh nghiệm mua nhà Mỹ 
  • Nếu anh chị mong muốn tư vấn để mua nhà Mỹ ngay bây giờ, hãy liên hệ USHome ngay hôm nay, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ hoàn toàn miễn phí để giúp anh chị sở hữu một căn nhà ưng ý trên đất Mỹ
  • Nếu anh chị lựa chọn thuê nhà, đây là một số kinh nghiệm có thể tham khảo:
  1. Tìm những bảng hiệu “Căn Hộ Cho Thuê” (Apartment Available) hoặc “Cho Thuê” (For Rent) trên những tòa nhà.
  2. Hỏi thăm bạn bè, bà con hoặc đồng nghiệp để biết những nơi cho thuê.
  3. Tìm các thông báo “Cho Thuê” tại nơi những nơi công cộng, như bảng tin trong thư viện, tiệm tạp hóa và trung tâm cộng đồng.
  4. Đọc những mục cho thuê nhà trên mạng Internet. Nếu không có máy tính ở nhà, quý vị có thể sử dụng máy tính trong thư viện công cộng tại địa phương.
  5. Xem trên những trang vàng trong danh bạ điện thoại tại mục “Quản Lý Bất Động Sản” (Property Management). Đây là những công ty cho thuê căn hộ và nhà. Những công ty này có thể tính lệ phí cho việc giúp quý vị tìm nhà.
  6. Tìm mục “Rao Vặt” (Classifieds) trên báo. Tìm trang liệt kê “Căn Hộ Cho Thuê” (Apartments for Rent) hoặc “Nhà Cho Thuê” (Homes for Rent). Những trang này sẽ có thông tin về nhà và căn hộ cho thuê.
  7. Gọi đến một nhân viên địa ốc địa phương.

Chuẩn bị những gì khi thuê nhà ở Mỹ:

  • Nộp đơn xin thuê nhà: Đơn này có thể yêu cầu số An sinh xã hội và Giấy tờ chứng minh rằng anh chị đang có việc làm. Anh chị có thể sử dụng Thẻ thường trú nhân nếu chưa có số An sinh xã hội. Nếu vẫn chưa đi làm, có thể anh chị cần nhờ ai đó ký tên chung vào bản hợp đồng thuê nhà, và người này sẽ chịu trách nhiệm nếu anh chị không thể trả tiền thuê
  • Ký hợp đồng thuê nhà: Hợp đồng thuê nhà là một văn bản pháp luật, thường có thời hạn một năm. Và nếu thời hạn ngắn hơn có thể sẽ phải trả tiền thuê nhiều hơn.
  • Đặt tiền thế chân: Số tiền này thường bằng số tiền thuê nhà một tháng. Anh chị sẽ nhận lại sau khi trả nhà trong tình trạng tốt và sạch sẽ. Nếu không, chủ nhà có thể giữ một phần hoặc tất cả cho việc lau chùi. Anh chị nên kiểm tra nhà thật kỹ trước khi dọn vào ở để thống nhất với chủ nhà tình trạng căn nhà
  • Trả các chi phí khác khi thuê nhà: Cần phải làm rõ với chủ nhà các khoảng chi phí tiện ích như gas, điện, sưởi ấm, nước, đổ rác có bao gồm trong chi phí thuê nhà hay không. Nếu giá thuê đã bao gồm chi phí tiện ích, hãy đảm bảo thông tin này nằm trong hợp đồng thuê, nếu không bao gồm, hãy tìm hiểu và cân nhắc xem những khoản này sẽ tốn thêm bao nhiêu nữa.
  • Kết thúc hợp đồng thuê nhà: Các chủ nhà thường yêu cầu thông báo ít nhất 30 ngày trước khi người thuê chuyển đi. Nếu cần chấm dứt hợp đồng thuê sớm hơn dự kiến, sẽ phải trả tiền thuê hàng tháng cho đến khi chấm dứt hợp đồng ngay cả khi không còn tiếp tục ở đó nữa. Hãy đảm bảo rằng các điều khoản về việc chấm dứt hợp đồng thật rõ ràng và cụ thể.

Anh chị có thể tham khảo thêm về Giá thuê nhà trung bình các bang tại Mỹ năm 2020 

5.Giáo dục Mỹ - Ghi danh cho con nhập học tại Mỹ như thế nào?

Để đảm bảo mỗi đứa trẻ đều được chuẩn bị để thành công, nước Mỹ có nền giáo dục công lập miễn phí từ mầm non đến hết lớp 12 cho tất cả học sinh tại Mỹ. Một số cộng đồng cũng tạo cơ hội cho trẻ em 3 tuổi học mẫu giáo.
Hãy gọi điện thoại hoặc tới trụ sở của học khu địa phương để tìm hiểu bé nên học trường nào. Hiện tại, tất cả các bang đều có các điều luật nhập học bắt buộc. Nhập học bắt buộc nghĩa là tất cả trẻ ở các độ tuổi nhất định phải đến trường. 
Trường công lập tại Mỹ thì miễn phí và không giảng dạy về tôn giáo. Tiểu bang quyết định chương trình học, nhưng học khu địa phương, hiệu trưởng, giáo viên địa phương và phụ huynh quyết định phương pháp giảng dạy. Các trường đặc cách là loại hình trường công lập đặc biệt, vận hành độc lập với học khu địa phương.

Cần những giấy tờ gì để đăng ký nhập học tại Mỹ?
Anh chị sẽ  cần hồ sơ y tế của bé và giấy tờ chứng minh rằng bé đã được chủng ngừa một số loại thuốc nhất định (cũng được gọi là “shots”) để bảo vệ bé khỏi nhiễm bệnh. Bên cạnh đó cũng cần giấy tờ định danh, chẳng hạn như giấy khai sinh, và giấy tờ chứng minh gia đình đang sống trong cùng cộng đồng với trường học. Nếu anh chị đã mất những giấy tờ này, hãy hỏi nhân viên trường học để biết cách xin giấy tờ mới. Để tránh chậm trễ, hãy chuẩn bị những giấy tờ này trước khi anh chị đến trường để ghi danh nhập học cho con mình.

Trường hợp con anh chị không biết tiếng Anh?
Nếu con anh chị không nói được tiếng Anh, thì học khu sẽ đánh giá các kỹ năng ngôn ngữ của bé. Sau đó trường sẽ cung cấp cho bé các dịch vụ mà bé cần để học tiếng Anh cũng như để tham gia vào các chương trình học tập ở trình độ phù hợp. Học khu chịu trách nhiệm cung cấp cho con anh chị các dịch vụ thích hợp để đáp ứng nhu cầu ngôn ngữ của trẻ, và cũng thông báo cho anh chị bằng ngôn ngữ mà anh chị có thể hiểu về các dịch vụ mà con anh chị sẽ nhận.

Các bé sẽ đến trường bằng cách nào, ăn uống tại trường học Mỹ ra sao?
Ở nước Mỹ, đôi khi trẻ em có thể đi bộ đến trường. Nếu trường học ở quá xa hoặc đi bộ không an toàn, các cháu có thể đi bằng xe buýt hoặc các phương tiện công cộng như tàu điện ngầm hoặc xe lửa. Nhiều trường công có xe buýt miễn phí đưa rước học sinh ở những trạm xe buýt trường học ở gần nhà. Các trường công lập khác cung cấp cho các học sinh đủ tiêu chuẩn vé tháng để chúng có thể đi phương tiện công cộng ở địa phương miễn phí hoặc đi với giá giảm.
Trẻ em có thể mang bữa ăn trưa đến trường hoặc mua ở quán ăn tự phục vụ trong trường. Chính phủ Hoa Kỳ cũng cung cấp bữa sáng hoặc bữa trưa bổ dưỡng giá thấp hoặc miễn phí cho những em không có khả năng mua thức ăn tại trường.

Chương trình giáo dục đại học
Vị thành niên và người lớn có thể tiếp tục theo học tại những trường cao đẳng cộng đồng hay kỹ thuật hệ hai năm, cao đẳng hệ bốn năm, hoặc đại học sau khi đã học xong phổ thông trung học. Những chương trình học này được gọi là chương trình giáo dục sau trung học (postsecondary institutions) hay chương trình giáo dục đại học (institutions of higher education).

Chính phủ Mỹ cung cấp trợ giúp tài chính để giúp sinh viên thanh toán các chi phí giáo dục của mình ở một trường cao đẳng, trường kỹ thuật, trường nghề, hoặc trường học sau đại học đủ tiêu chuẩn. Hỗ trợ tài chính liên bang bao trả các chi phí như học phí, tiền phòng, tiền ăn, sách vở và đi lại. Nhìn chung, sinh viên đủ tiêu chuẩn có được hỗ trợ này dựa trên nhu cầu tài chính, chứ không phải điểm số của họ. Có ba loại hỗ trợ liên bang:

  • Tiền trợ cấp: là tiền sinh viên không phải hoàn trả.
  • Tiền vừa học vừa làm (Work study): là tiền mà sinh viên kiếm được bằng việc vừa học vừa làm.
  • Tiền vay: tiền anh chị mượn bây giờ nhưng phải hoàn trả sau này kèm theo lãi suất.
  • Để biết thêm thông tin về các chương trình trợ giúp tài chính liên bang, hãy gọi 1-800-433-3243 hoặc truy cập trang web của Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ tại địa chỉ www.StudentAid.ed.gov/resources.

6.Học tiếng Anh hoà nhập cuộc sống Mỹ


Có nhiều nơi tổ chức lớp học nói, đọc và viết tiếng Anh. Nhiều trẻ em và người lớn ghi danh học Tiếng Anh như là Ngôn Ngữ Thứ Hai ESL (English as a Second Language). Những lớp học này giúp những người không biết tiếng Anh học ngôn ngữ này.  

Các chương trình ở trường công cho người lớn và giáo dục cộng đồng thường được tổ chức trong cộng đồng địa phương bởi các học khu và đại học cộng đồng. Những chương trình này có những khoá học ESL có tình nguyện viên địa phương dạy kèm. Những chương trình này thường miễn phí, hoặc anh chị phải trả một khoản học phí nhỏ. Thời gian học có thể ban ngày hoặc ban đêm. Hãy gọi cho đại học cộng đồng địa phương hoặc văn phòng học khu để tìm những lớp học ESL mà họ cung cấp. Hầu hết những thành phố lớn đều có những trường ngôn ngữ tư nhân có lớp học ESL ban ngày hoặc ban đêm. Học phí của các lớp ngôn ngữ tư nhân thường dựa trên số giờ dạy, và nhìn chung sẽ đắt hơn các lớp công lập. Anh chị có thể tìm kiếm trên mạng Internet các trường ngôn ngữ tư nhân trong khu vực mình sinh sống.
Để tìm chương trình ESL gần nhất, vui lòng truy cập trang web www.literacydirectory.org. Anh chị cũng có thể học trực tuyến bằng cách truy cập trang web www.usalearns.org.

7.Đi lại ở Mỹ như thế nào? – Hướng dẫn thi bằng lái tại Mỹ

Có nhiều cách đi lại tại Hoa Kỳ như:

  • Xe buýt
  • Tàu - Tàu điện ngầm
  • Xe điện
  • Taxi

Tuy nhiên các phương tiện này không hoàn toàn dễ dàng, các anh chị cần đi bộ khá nhiều để tới các khu vực có thể di chuyển bằng phương tiện công cộng, nên đi lại ở Mỹ dễ dàng nhất là bằng xe riêng.
Lái xe không bằng lái là vi phạm pháp luật. Nếu anh chị muốn lái xe thì anh chị phải nộp đơn và xin lấy bằng lái xe tại tiểu bang hiện đang sinh sống

Thi bằng lái xe ở Mỹ như thế nào?
Tại Mỹ, bằng lái xe được Department of Motor Vehicles (DMV) của bang cấp (Sở Giao thông Vận tải), bằng lái xe có thể sử dụng dùng để nhận dạng tương tự như chứng minh nhân dân tại Việt Nam.
Để thi đậu bằng lái xe ở Mỹ, bạn nên lưu ý một số điểm dưới đây:
Từ 16 tuổi trở lên đều có thể thi bằng lái xe ở Mỹ, tuy nhiên phải có người lớn ngồi bên cạnh khi bạn lái xe. Đối với người từ 18 tuổi trở lên có thể tự lái xe một mình; Đọc hướng dẫn lái xe: các luật giao thông, các biển chỉ dẫn, quy định an toàn khi lái xe với những hình ảnh hoặc sơ đồ minh hoạ. Có thể tìm thấy những tài liệu này tại website www.dmv.org;

Thi viết (thi lý thuyết):

  • Khi đã đủ tự tin về luật, biển báo giao thông và các quy định an toàn giao thông, anh chị có thể đặt lịch hẹn với DMV gần nhất qua điện thoại hoặc online để đăng ký thi bằng lái xe ở Mỹ;
  • Khi đi thi, anh chị cần xuất trình ID/ pastport/ thẻ xanh hoặc thẻ I-94 (nếu bạn có visa không định cư);
  • Nộp đơn xin bằng lái xe (bản gốc) và đóng phí;
  • Nộp hình chân dung và lấy dấu vân tay ngón cái;
  • Cung cấp ngày tháng năm sinh, số an sinh xã hội (SSN). Nếu anh chị không có SSN,cần cung cấp mã số đóng thuế cá nhân;
  • Đã kiểm tra thị lực đủ khả năng lái xe;
  • Bài thi lý thuyết sẽ có tổng cộng 46 câu hỏi, kết quả đậu nếu trả lời đúng ít nhất 39 câu;
  • Anh chị sẽ có 3 cơ hội để thi, nếu anh chị tiếp tục trượt trong lần thi thứ 3, cần đợi sau 7 ngày để xin thi lại;
  • Thông thường, kỳ khi này không giới hạn thời gian nên hãy cân nhắc kỹ trước khi chọn câu trả lời;
  • Anh chị có thể làm bài thi trên giấy hoặc trên máy vi tính và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn A,B,C,D (thi trắc nghiệm). Nếu thi trên máy tính, sẽ biết ngay kết quả sau khi kết thúc bài thi. Còn nếu thi trên giấy, nhân viên tại DMV sẽ cho anh chị biết kết quả;
  • Khi đã đỗ kỳ thi này anh chị sẽ được cấp phép vận hành xe nếu bạn có một người đã có bằng lái xe ngồi bên cạnh để hướng dẫn.

Thi thực hành lái xe (hay còn gọi là kỳ thi ngồi sau tay lái):

  • Ô tô sử dụng đi thi phải đảm bảo đang trong điều kiện hoạt động tốt như đèn tín hiệu, thắng (phanh), còi và đặc biệt có mua bảo hiểm;
  • Khi thi bằng lái xe ở Mỹ, một giám thị sẽ ngồi bên cạnh và yêu cầu lái nhiều kỹ năng khác nhau bao gồm kỹ năng đậu xe;
  • Mỗi lần thi kéo dài từ 10 – 15 phút. Tổng số điểm của kỳ thi này là 100, nếu đạt từ 70 điểm trở lên bạn sẽ đậu;
  • Nếu mắc một số lỗi nhỏ, họ có thể chỉ cho anh chị cách khắc phục trong những lần lái xe tiếp theo;
  • Người giám thị này sẽ cho anh chị biết kết quả ngay sau khi kết thúc buổi thi;
  • Cũng giống như phần thi lý thuyết, anh chị sẽ có 3 cơ hội thi tuy nhiên mỗi lần thi lại đóng 6 USD tiền lệ phí;
  • Tại một số bang như Virginia, anh chị sẽ có bằng lái xe ngay nếu anh chị đậu kỳ thi này. Tuy nhiên, một số bang khác như Texas, sẽ nhận được bằng lái xe tạm thời (không hình) có giá trị trong vòng 60 ngày;
  • Thông thường, bằng lái chính thức sẽ được gửi đến nhà sau hai tuần qua đường bưu điện;
  • Nếu trượt kỳ khi này, có thể xin thi lại ngay.
  • Giấy phép lái xe quốc tế: Có thể xin giấy phép lái xe quốc tế khi đã có bằng lái xe ở Mỹ. Bằng này áp dụng cho người từ 18 tuổi trở lên và còn trong thời gian hiệu lực của bằng lái xe.
  • Khi có bằng lái xe, anh chị nên chụp hoặc copy lưu lại bởi nếu bị mất, đây sẽ là cơ sở để dễ dàng xin cấp lại.

8.Tìm việc làm tại Mỹ

Có nhiều cách tìm việc ở Hoa Kỳ. Để tăng thêm cơ hội tìm việc, Anh chị có thể:

  • Hỏi bạn bè, hàng xóm, gia đình hoặc những người khác trong cộng đồng về những nơi đang tuyển người hoặc những nơi tốt để làm việc
  • Tìm việc trên mạng Internet
  • Tìm những bảng “Help Wanted” (Cần người) trên cửa các doanh nghiệp địa phương
  • Đến Phòng tuyển dụng hoặc Phòng Nhân sự của những doanh nghiệp trong vùng để hỏi xem họ đang cần người hay không.
  • Tìm đến những cơ quan cộng đồng quản lý các chương trình dạy nghề và giúp người nhập cư tìm việc.
  • Đọc các bảng tin trong thư viện địa phương, cửa hàng tạp phẩm và các trung tâm cộng đồng để tìm thông báo về những nơi cần người
  • Đến hỏi tại phòng dịch vụ việc làm của tiểu bang hoặc địa phương.
  • Đọc phần “Classifieds” (Rao vặt) trong mục “Employment” (Việt làm) trên báo

Cần chuẩn bị gì khi được tuyển dụng?

Khi đến chỗ làm mới lần đầu tiên, anh chị sẽ được yêu cầu điền vào một số mẫu đơn. Các mẫu đơn này bao gồm:

  • Mẫu Đơn I-9, Xác nhận hội đủ điều kiện làm việc: Theo luật, nhà tuyển dụng phải xác nhận tất cả các nhân viên mới tuyển dụng hội đủ điều kiện làm việc tại Hoa Kỳ. Trong vòng 3 ngày làm việc, cần phải cung cấp cho nhà tuyển dụng giấy tờ chứng minh cho thấy danh tính và giấy phép làm việc của anh chị. Ví dụ cho các giấy tờ có thể được chấp nhận là Thẻ thường trú nhân hoặc thẻ An sinh Xã hội không bị hạn chế cùng với bằng lái xe do tiểu bang cấp.
  • Mẫu đơn W-4, Giấy chứng nhận cho phép khấu trừ lương của nhân viên: Nhà tuyển dụng phải trừ thuế liên bang từ tiền lương của anh chị để gửi lên chính quyền. Mẫu đơn này cho phép nhà tuyển dụng khấu trừ thuế tạm thu và giúp anh chị xác định khoản tiền đúng để tạm thu sao cho hoá đơn thuế của anh chị không vào diện tới hạn phải trả tất cả một lần vào cuối năm
  • Những mẫu đơn khác: Anh chị cũng sẽ cần điền vào một mẫu đơn cho phép khấu trừ thuế tạm thu cho tiểu bang mình đang sống và các mẫu đơn khác để sau này anh chị có thể lãnh tiền trợ cấp.

9.Chương trình y tế tại Mỹ

  • Nhìn chung, mọi người ở Hoa Kỳ chi trả dịch vụ chăm sóc y tế của mình trực tiếp hoặc thông qua bảo hiểm. Chăm sóc y tế tại Mỹ khá tốn kém, vì vậy làm việc cho các nhà tuyển dụng trả bảo hiểm y tế hoặc mua bảo hiểm y tế cho anh chị (có trường hợp nhà tuyển dụng sẽ mua cho cả gia đình người lao động) là một việc có lợi.

  • Bắt đầu cuộc sống tại Mỹ, nên có bảo hiểm y tế càng sớm càng tốt.

  • Một số nhà tuyển dụng chi trả tất cả chi phí bảo hiểm y tế hàng tháng, trong khi một số khác chỉ chi trả một phần chi phí này.

  • Nếu có bảo hiểm y tế, bác sĩ có thể gửi hóa đơn tới công ty bảo hiểm y tế.Công ty bảo hiểm y tế có thể chi trả một phần hoặc tất cả hóa đơn này. Thông thường thì anh phải trả một khoản cho bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ mỗi lần sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế. Việc này được gọi là “tiền đồng trả” (co-payment).

  • Nếu không có bảo hiểm y tế, một số bác sĩ sẽ yêu cầu anh chị trả toàn bộ chi phí chăm sóc y tế. Anh chị có thể nhận hỗ trợ chăm sóc y tế tiểu bang hoặc liên bang. Các tiểu bang cung cấp hình thức hỗ trợ cho trẻ em thuộc gia đình có thu nhập thấp, phụ nữ mang thai và người khuyết tật. Một số tiểu bang có các chương trình hỗ trợ do tiểu bang trợ cấp. 70 Nếu cần chăm sóc y tế khẩn cấp, người dân sinh sống ở Mỹ đều có thể đến phòng cấp cứu của bệnh viện gần nhất để được điều trị. Theo luật liên bang, các khoa cấp cứu của hầu hết các bệnh viện phải điều trị cho các cá nhân trong tình trạng nguy kịch kể cả khi người đó không có khả năng chi trả.

Các chương trình y tế liên bang - tiểu bang tại Mỹ

  • Medicare: Medicare là một chương trình bảo hiểm y tế dành cho những người từ 65 tuổi trở lên, dưới 65 tuổi nhưng bị khuyết tật, hoặc mắc bệnh thận giai đoạn cuối. Medicare chi trả cho các dịch vụ chăm sóc nhất định và cơ bản nếu người dân bị ốm hoặc bị thương. Để biết thêm thông tin về cách ghi danh vào chương trình Medicare, vui lòng truy cập trang web www.medicare.gov/ MedicareEligibility/home.asp.

- Chương trình Medicare gồm một số phần, bao gồm Phần A, Phần B, và Phần D.

  1. Phần A là bảo hiểm bệnh viện giúp bao trả dịch vụ y tế nội trú trong bệnh viện, các cơ sở hộ lý có chuyên môn, bệnh viện dành cho người hấp hối, và chăm sóc y tế tại gia. Hầu hết mọi người không trả tiền đóng bảo hiểm Phần A bởi họ đã trả thuế Medicare khi làm việc. Nếu anh chị không đủ tiêu chuẩn để được miễn đóng phí bảo hiểm cho Phần A, có thể mua Phần A nếu đáp ứng được các điều kiện nhất định.
  2. Phần B là bảo hiểm y tế giúp bao trả các dịch vụ như các dịch vụ bác sĩ, y tế ngoại trú, thiết bị y tế lâu bền, các dịch vụ y tế tại gia, và các dịch vụ y tế khác cũng như một số dịch vụ phòng ngừa. Nếu muốn hưởng Phần B, anh chị cần phải trả phí hàng tháng.
  3. Phần D là bảo hiểm thuốc kê toa, giúp bao trả các chi phí cho các loại thuốc nhất định mà bác sĩ đã kê để điều trị. Ghi danh vào chương trình Medicare Phần D là tự nguyện, và anh chị phải trả thêm phí hàng tháng cho chương trình bảo hiểm này.

Thường trú nhân có thể được hưởng Medicare Phần A, Phần B và phần D nếu họ hội đủ một số điều kiện nhất định. Các thường trú nhân 65 tuổi trở lên tự động được ghi danh vào chương trình Medicare Phần A khi họ bắt đầu hưởng trợ cấp nghỉ hưu An Sinh Xã Hội. Nếu chưa đủ 65 tuổi nhưng hội đủ điều kiện vì những lý do khác, hãy gọi cho văn phòng An Sinh Xã Hội gần anh chị để biết thông tin về ghi danh. Nhìn chung, anh chị phải làm việc tại Hoa Kỳ 10 năm (hoặc 40 quý) để nhận được trợ cấp Medicare Phần A mà không phải trả tiền đóng bảo hiểm.

  • Medicaid: Medicaid là một chương trình đồng tài trợ của cả liên bang và tiểu bang dành cho những người thu nhập thấp. Mỗi tiểu bang đặt ra những hướng dẫn riêng về chương trình Medicaid. Medicaid trả cho những dịch vụ y tế nhất định, như là thăm khám bác sĩ, thuốc kê toa và nằm viện. Những thường trú nhân đã nhập cư vào nước Hoa Kỳ trước ngày 22 tháng 8 năm 1996 có thể nhận được Medicaid nếu họ hội đủ điều kiện. Phần lớn các thường trú nhân đã nhập cư vào nước Mỹ từ hoặc sau ngày 22 tháng 8 năm 1996 có thể nhận được các trợ cấp Medicaid nếu họ đã sống ở Mỹ 5 năm hoặc lâu hơn và hội đủ điều kiện. Để biết thêm thông tin về các dịch vụ Medicaid tại tiểu bang cửa anh chị, vui lòng truy cập trang web www.medicaid.gov.
  • Chương Trình Bảo Hiểm Y Tế Dành Cho Trẻ Em (CHIP): Con anh chị có thể được chăm sóc y tế miễn phí hoặc giá thấp thông qua chương trình CHIP của tiểu bang nếu hội đủ điều kiện. Nếu mức thu nhập của anh chị quá cao, không đủ tiêu chuẩn để nhận Medicaid, một số tiểu bang có chương trình bảo hiểm y tế dành cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thiếu niên. Bảo hiểm trả cho việc khám bác sĩ, thuốc kê toa, chăm sóc trong bệnh viện, và những dịch vụ chăm sóc y tế khác. Ở hầu hết các tiểu bang, trẻ em từ 18 tuổi trở xuống, không có bảo hiểm y tế, và sống trong gia đình có thu nhập ở mức giới hạn nào đó thì được xem như hội đủ điều kiện nhận bảo hiểm. Trẻ em có thể được chăm sóc y tế miễn phí hoặc giá thấp mà không ảnh hưởng đến tình trạng nhập cư của cha mẹ.

10. Nghĩa vụ thuế của người có thẻ xanh

Thuế là số tiền mà mọi người đóng cho chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương. Thuế trả cho những dịch vụ được chính phủ cung cấp. Có nhiều loại thuế khác nhau, như là thuế thu nhập, thuế bán hàng và thuế bất động sản.

  • Thuế Thu Nhập: Thuế thu nhập được nộp cho chính quyền liên bang, hầu hết các chính quyền tiểu bang và một số chính quyền địa phương. Thu nhập chịu thuế là số tiền mà quý vị kiếm được từ tiền lương, tiền do làm nghề tự do mà có, tiền tip và tiền bán bất động sản. Hầu hết mọi người đóng thuế thu nhập bằng cách trừ từ lương của họ. Số tiền thuế thu nhập quý vị phải đóng tùy thuộc vào số tiền quý vị kiếm được. N
  • Thuế An Sinh Xã Hội Và Thuế Chăm Sóc Y Tế (Medicare): Những khoản thuế liên bang này cũng được trừ từ chi phiếu trả lương của quý vị. Chương trình An Sinh Xã Hội trợ cấp cho một số người lao động đã nghỉ hưu và gia đình của họ; một số người lao động bị khuyết tật và gia đình họ; và một số thân nhân của người lao động đã qua đời. Thuế chăm sóc y tế trả cho những dịch vụ y tế cho hầu hết những người trên 65 tuổi. Trong phần lớn các trường hợp, quý vị phải làm việc tổng cộng 10 năm (hoặc 40 quý) cuộc đời để được hưởng trợ cấp An Sinh Xã Hội dành cho người về hưu và trợ cấp Medicare.
  • Thuế Bán Hàng: Thuế bán hàng là thuế của tiểu bang và địa phương. Những khoản thuế này được cộng thêm vào giá mua món hàng nào đó. Thuế bán hàng được tính dựa trên giá của món hàng. Khoản thu từ thuế bán hàng giúp chi trả cho các dịch vụ của chính quyền tiểu bang và chính quyền địa phương, như đường xá, cảnh sát và cứu hỏa.
  • Thuế Bất Động Sản: Thuế bất động sản là loại thuế địa phương và tiểu bang thu trên nhà và/hoặc đất của quý vị. Trong hầu hết các vùng, thuế bất động sản giúp tài trợ cho những trường học công lập địa phương và những dịch vụ khác.

Với tư cách là một thường trú nhân, quý vị phải nộp bản khai hoàn thuế thu nhập liên bang hàng năm. Bản khai thuế này bao gồm các khoản thu nhập của quý vị từ tháng 1 đến tháng 12 của năm trước. Quý vị phải nộp bản khai thuế trước ngày 15 tháng 4.

Trung Tâm Hỗ Trợ Người Đóng Thuế có văn phòng trong các cộng đồng khắp Hoa Kỳ. Để tìm Trung Tâm Hỗ Trợ Người Đóng Thuế ở nơi quý vị sống, vui lòng truy cập trang web www.irs.gov/localcontacts/index.html. Để nhận trợ giúp bằng điện thoại, hãy gọi IRS theo số 1-800-829-1040 hoặc 1-800-829-4059 (dành cho người khiếm thính). Để biết danh sách tín dụng thuế hiện tại, vui lòng truy cập www.benefits.gov.

 Anh chị có thể tham khảo chi tiết hơn về các loại thuế tại bài viết Nghĩa vụ thuế phổ biến của người có thẻ xanh

Trên đây là bài viết tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất mà người đi định cư Mỹ cần nắm bắt để hội nhập cuộc sống mới một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. USHome hy vọng bài viết này đã mang lại nhiều giá trị thiết thực giúp đỡ anh chị. Nếu cần sự hỗ trợ chi tiết thêm nữa về cuộc sống Mỹ nói chung và mua nhà Mỹ nói riêng, hãy liên hệ với chúng tôi, USHome luôn sẵn sàng đồng hành cùng anh chị trên con đường kiến tạo cuộc sống Mỹ thành công, thịnh vượng.