23/09/2020 2:32:28 CH

NHỮNG THỐNG KÊ VỀ CUỘC SỐNG NGƯỜI VIỆT TẠI MỸ

Theo số liệu ước tính giữa năm 2017 của Ủy Ban Dân Số Liên Hợp Quốc (UNPD), Hoa Kỳ chính là điểm đến hàng đầu cho người Việt có mong muốn thay đổi cuộc sống sang một đất nước mới, tiếp theo là Úc (với 238,000 người Việt nhập cư), Canada (192,000 người) và Pháp (128,000 người).

Không giống như trong quá khứ khi hầu hết người Việt Nam nhập cư với tư cách dân tị nạn, những người có tư cách thường trú hợp pháp tại Hoa Kỳ ngày nay (còn được gọi là nhận thẻ xanh) phần lớn thông qua diện đoàn tụ gia đình; diện đầu tư, diện  đầu tư, diện việc làm hoặc các diện định cư khác.  So với tổng dân số nhập cư, có hẳn một phần lớn người Việt Nam được phép nhập quốc tịch Hoa Kỳ, trong đó hầu như không có trường hợp phải sống trong cảnh khó khăn hoặc thiếu thốn bảo hiểm y tế.

Dữ liệu từ Cục Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ và Niên Giám Thống Kê Xuất Nhập Cảnh của Cục An Ninh Nội Địa cung cấp thông tin về dân số Việt Nam tại Hoa Kỳ, tập trung vào độ lớn, phân bố địa lý và các đặc điểm kinh tế xã hội

Dân số Việt Nam nhập cư vào Hoa Kỳ giai đoạn 1980-2017

SỰ PHÂN BỐ THEO BANG VÀ CÁC THÀNH PHỐ CHỦ LỰC

Trong giai đoạn 2012 – 2016, người nhập cư từ Việt Nam tập trung cao ở California (39%), Texas (13%), Washington (4%) và Florida (4%). 4 quận là điểm đến sinh sống hàng đầu của người Việt bao gồm California — Quận Cam, Quận Santa Clara, Quận Los Angeles và Quận Harris thuộc bang Texas, chiếm hết 31% trên tổng số dân Việt Nam nhập cư tại Mỹ.

Top những bang có người Việt cư trú hàng đầu tại Mỹ, giai đoạn 2012 - 2017

Lưu ý: Dữ liệu ACS gộp vòng giai đoạn 2012 – 2016 được sử dụng để ước tính hợp lệ về mặt thống kê ở cấp tiểu bang cho các khu vực địa lý có dân số ít hơn. Các quần thể có kích thước nhỏ ở Alaska và Hawaii sẽ không được hiển thị.

Ngun: Bảng tính MPI của dữ liệu từ Cục Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ gộp chung giai đoạn 2012 – 2016.

Trong khoảng từ 2012 – 2016, cư dân Việt tập trung nhiều nhất tại những thành phố là các khu đô thị lớn như Los Angeles (19%), San Jose (8%) và Houston (6%). Cụ thể, có khoảng 1/3 trên tổng số người nhập cư Việt Nam cư trú tại các khu đô thị này.

Các khu đô thị có nhiều người Việt sinh sống nhất tại Hoa Kỳ, giai đoạn 2012 - 2016

Ngun: Bảng tính MPI của dữ liệu từ Cục Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ gộp chung giai đoạn 2012 – 2016.

TRÌNH ĐỘ ANH NGỮ

Người nhập cư Việt thường có hạn chế về khả năng Anh ngữ hơn so với mặt bằng chung người nước ngoài sinh sống tại Mỹ. Trong năm 2017, có khoảng 66% người Việt Nam từ 5 tuổi trở lên có trình độ tiếng Anh hạn chế so với 48% tổng người nhập cư, có 8% người Việt Nam chỉ nói tiếng Anh tại nhà so với 16% của tổng số người nước ngoài đang sinh sống nói chung.

Lưu ý: phần khả năng Anh ngữ được đánh giá dựa trên kết quả từ những cư dân cho biết họ nói tiếng Anh ít hơn mức độ “rất tốt” (very well) trong bảng câu hỏi ACS.

TUỔI TÁC, GIÁO DỤC VÀ VIỆC LÀM

Nhìn chung, người Việt Nam lớn tuổi hơn so với người bản địa và người nước ngoài sinh sống tại Mỹ. Tuổi trung vị của người Việt trong năm 2017 là 50 năm, con số này với tất cả người nhập cư là 45 năm và người bản địa là 36 năm. Trong khi đó nếu xét về người ở độ tuổi lao động (18 – 64 tuổi, xem hình 4), người Việt tuy giống với người nước ngoài nói chung nhưng lại hơn nhiều lần so với người bản địa.

Lưu ý: Một vài tổng số có thể không bằng 100 do được làm tròn đến số nguyên gần nhất.

Năm 2017, 26% người nhập cư Việt có bằng cấp cử nhân trở lên, trong khi đó có tới 32% người bản xứ và 31% tổng dân nhập cư đạt trình độ này. Khoảng 30% người Việt Nam trưởng thành thiếu bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, trong khi con số đó của tất cả người nhập cư trưởng thành ít hơn với 28%.

Người Việt Nam tham gia lực lượng lao động với tỷ lệ tương tự như người nước ngoài tại Mỹ nói chung. Trong năm 2017, có khoảng 65% người Việt từ 16 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động dân sự, tỷ lệ gần tương đương với tất cả người nhập cư (66%) và cao hơn người bản xứ (62%). Người Việt Nam cũng có nhiều khả năng được làm việc trong các ngành dịch vụ hơn 2 nhóm cư dân còn lại.

THU NHẬP VÀ TÚNG THIẾU

Nhìn chung, người Việt Nam có thu nhập cao hơn so với tổng người bản địa và người nước ngoài tại Mỹ. Năm 2017, các hộ gia đình nhập cư Việt có thu nhập trung bình vào khoảng 63,200USD, trong khi đó hộ gia đình bản xứ và hộ gia đình nhập cư nói chung có thu nhập lần lượt là 60,800USD và 56,700USD.

Cũng vào năm 2017, có khoảng 11% gia đình Việt sống trong cảnh túng thiếu, tỷ lệ này thấp hơn so với con số 14% của các gia đình nhập cư nói chung.

CON ĐƯỜNG NHẬP CƯ VÀ NHẬP TỊCH

Người Việt Nam có nhiều khả năng được nhập tịch Mỹ hơn so với người nhập cư nói chung. Trong năm 2017, có đến 77% người Việt Nam là công dân nhập tịch, con số này với người nước ngoài tại Mỹ là 49%.

So với tất cả người nhập cư, hầu hết người Việt đều đến Mỹ từ trước năm 2000. Có khoảng 66% người Việt Nam nhập cư trước năm 2000, 18% nhập cư trong giai đoạn 2000 – 2009, 16% còn lại nhập cư từ năm 2010 về sau .

Lượng người Việt Nam và người nhập cư nói chung tại Mỹ thể hiện theo thời gian nhập cư, năm 2017

Lưu ý: Một vài tổng số có thể không bằng 100 do được làm tròn đến số nguyên gần nhất.

Ngun: Đánh giá dữ liệu MPI của dữ liệu từ Cục điều tra dân số Hoa Kỳ 2017 ACS.

Một lượng lớn người Việt di cư đến Hoa Kỳ bắt đầu từ dòng người tị nạn sau khi chiến tranh kết thúc. Những người di cư sớm phần lớn là các nhân viên quân sự và các chuyên gia đô thị (cùng gia đình họ) đã làm việc với quân đội Hoa Kỳ hoặc chính phủ miền Nam Việt Nam. Làn sóng tiếp theo của người tị nạn Việt Nam, hay còn được gọi là “thuyền người”, đến Mỹ vào cuối những năm 1970. Hầu hết những người tị nạn này đến từ các vùng nông thôn với trình độ dân trí cũng thấp hơn. Nhiều người tị nạn Việt Nam đến Mỹ trong giai đoạn 1983 – 2004 ban đầu được tái định cư tại các tiểu bang có lượng dân nhập cư lớn, bao gồm California, Texas và Washington.

Theo luật pháp Hoa Kỳ, người tị nạn phải nộp đơn xin trở thành thường trú nhân hợp pháp vĩnh viễn (Lawful Permanent Resident) trong vòng một năm kể từ khi được nhập cư vào Mỹ, và 99% người nhập cư Việt Nam nhận thẻ xanh vào năm 1982 đều là người tị nạn. Từ năm 1980, lượng người tị nạn Việt Nam nhập cư Mỹ có xu hướng giảm dần, lượng thẻ xanh cấp cho người tị nạn Việt cũng theo đó ngày càng ít hơn. Thay vào đó, thẻ được cấp cho những người nhập cư đủ điều kiện trở thành LPR thông qua quan hệ gia đình (hoặc theo diện người thân trực hệ, hoặc theo diện được gia đình bảo trợ).

Hầu hết người Việt bây giờ nhận thẻ xanh thông qua diện đoàn tụ gia đình. Trong năm tài chính 2016 (fiscal year – FY), 97% trong số 41,450 người Việt trở thành thường trú nhân hợp pháp đã là người thân trực hệ của công dân Mỹ hoặc các thành viên khác trong gia đình, cao hơn nhiều so với con số 68% của tất cả các thường trú nhân hợp pháp mới.

Con đường nhập cư của người nhập cư Việt Nam và tất cả người nhập cư tại Hoa Kỳ năm 2016

Ghi chú:

  • Diện được bảo trợ bởi gia đình (Family-Sponsored): bao gồm con ruột tuổi trưởng thành và anh chị em ruột của công dân Hoa Kỳ cũng như vợ/chồng và con cái của chủ thẻ xanh.
  • Diện người thân trực hệ: bao gồm vợ/chồng, con ruột tuổi vị thành niên và cha mẹ ruột của công dân Hoa Kỳ.
  • Diện visa đa dạng: Đạo Luật Nhập Cư năm 1990 đã thành lập chương trình Visa Đa Dạng để cho phép người nhập cư từ các nước có tỷ lệ nhập cư thấp nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Luật pháp quy định rằng chỉ tối đa 55,000 thị thực đa dạng được cung cấp vào mỗi năm tài chính. Các cá nhân sinh ra ở Việt Nam sẽ không đủ điều kiện tham gia chương trình.

Ngun: dữ liệu của Bộ An Ninh Nội Địa, Niên Giám Thống Kê Xuất Nhập Cảnh 2016.

Mặc dù hầu hết người nhập cư Việt tại Hoa Kỳ đều đang sinh sống hợp pháp, vẫn có khoảng 118,000 người không được phép cư trú trong giai đoạn 2010 – 2014. Theo ước tính của Viện Chính Sách Di Cư (Migration Policy Institute – MPI), con số trên chiếm khoảng 1% trên tổng số 11 triệu người cư trú trái phép tại Mỹ.

Viện cũng ước tính rằng trong năm 2017, có khoảng 9,000 người Việt Nam nhập cư trái phép đủ điều kiện tham gia chương trình Deferred Action for Childhood Arrivals 2012 (DACA) – chương trình bảo vệ các trẻ em nhập cư Mỹ thông qua các con đường bất hợp pháp. Tuy nhiên, tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2018, chỉ có 60 người Việt Nam là những thành viên tích cực của chương trình, theo dữ liệu từ Sở Nhập Tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS). Nhìn chung, khoảng 702,250 thanh thiếu niên nhập cư Mỹ trái phép đang tham gia vào chương trình DACA.

BẢO HIỂM Y TẾ

Người Việt Nam thường có nhiều khả năng sở hữu cả bảo hiểm y tế tư nhân và công cộng hơn người nước ngoài tại Mỹ nói chung. Năm 2017, chỉ có 8% người Việt không có bảo hiểm, trong khi đó lại có đến 20% người nhập cư như vậy.

Tình trạng bảo hiểm y tế cho người Việt Nam, tất cả người nhập cư và người bản địa năm 2017

Lưu ý: Tổng số phần trăm theo từng loại bảo hiểm thường lớn hơn 100 vì mỗi người có thể sở hữu nhiều hơn 1 loại bảo hiểm.

Ngun: Đánh giá MPI từ dữ liệu của Cục Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ năm 2016 ACS.

CỘNG ĐỒNG DI DÂN

Theo dữ liệu từ Cục Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ năm 2016, cộng đồng di dân Việt tại Mỹ bao gồm khoảng 2,2 triệu người được sinh ra ở Việt Nam, thuộc dân tộc hoặc có tổ tiên là người Việt.

GIAO DỊCH TIỀN TỆ

Năm 2017, người Việt Nam sống tại nước ngoài đã gửi gần 14 tỷ USD tiền kiều hối đến Việt Nam thông qua các kênh chính thống, theo số liệu của Ngân Hàng Thế Giới (xem hình 10). Số kiều hối đã tăng gấp 3 lần trong 1 thập kỷ qua và chiếm khoảng 6% tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP) của đất nước trong năm 2016.

Lưu ý: Năm 2017 là số liệu ước tính của Ngân Hàng Thế Giới.

Ngun: Bảng tính MPI từ dữ liệu của Nhóm Triển Vọng Ngân Hàng Thế Giới, Dữ Liệu Chuyển Tiền Hằng Năm, số liệu cập nhật đến tháng 04.2018.

Nguồn: Migration Policy

Để được tư vấn mua nhà hoặc đầu tư vào 2% kênh đầu tư bất động sản tốt nhất tại Mỹ, Anh Chị vui lòng đăng ký tư vấn. Cố Vấn Đầu Tư của USHome sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ cho Anh Chị.