23/07/2021 4:24:03 CH

Công dân Việt có được mang 2 quốc tịch không?

Nhiều người Việt Nam định cư tại nước ngoài mong muốn mang hai quốc tịch, đặc biệt là của những nước phát triển Châu Âu. Nhờ đó, họ sẽ được hưởng những lợi thế về nhiều mặt về kinh tế, phúc lợi xã hội, việc làm hay tự do du lịch, đi lại.

Nội dung bài viết bao gồm:

  1. Một người có thể có hai quốc tịch không?
  2. Cập nhật các nước chấp nhận hai quốc tịch?
  3. Quyền lợi của người mang hai quốc tịch
  4. Bất lợi của người song tịch
  5. Nhập song tịch cho con sinh tại Việt Nam

 

Một người có thể có hai quốc tịch không?

nguoi viet co the nhap hai quoc tich

Người Việt Nam có thể mang hai quốc tịch

 

Song quốc tịch cho phép một người trở thành công dân của nhiều quốc gia. Nhiều quốc gia trên thế giới cho phép hai quốc tịch. Tuy nhiên, cũng không ít các quốc gia từ chối quyền công nhận quốc tịch khác đối với công dân của họ. Tùy thuộc vào luật pháp của từng quốc mà mà việc xét cho một người mang đa quốc tịch có thể tương đối dễ dàng hoặc khó khăn.

Hiến pháp quy định công dân nước CHXHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Nguyên tắc quốc tịch (được quy định tại điều 4 Luật quốc tịch Việt Nam) công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp luật này có quy định khác. Luật sửa đổi, bổ sung Luật quốc tịch (ngày 24-6-2014) cho phép công dân được mang quốc tịch trong những trường hợp sau: được Chủ tịch nước cho phép; xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam.

Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch khác. Nguyên nhân của tình trạng này rơi vào các trường hợp sau: 1)Trẻ em có cha/mẹ là công dân Việt Nam, sinh ra và được khai sinh ở Việt Nam. Tuy nhiên, trẻ em đó đồng thời được cha/mẹ là người quốc tịch khác nhập tịch theo quốc gia cha/ mẹ. Như vậy, trẻ em đó là công dân có 2 quốc tịch; 2) Công dân Việt Nam được vợ/chồng là người quốc tịch khác bảo lãnh, đáp ứng một số điều kiện nhập tịch của quốc gia vợ/chồng thì sau đó có thêm quốc tịch của quốc gia đó.

Cập nhật các nước chấp nhận 2 quốc tịch

cac quoc gia cho phep song tich

Các quốc gia cho phép nhập song tịch

 

Hai quốc tịch cho phép một người trở thành công dân của nhiều quốc gia. Nhiều quốc gia trên thế giới cho phép hai quốc tịch. Ngay cả ở những quốc gia cho phép hai quốc tịch, có thể có một số hạn chế. Ví dụ, một người có hai quốc tịch có thể không được phục vụ trong quân đội hoặc giữ chức vụ nhà nước. Một số quốc gia cho phép hai quốc tịch trong những điều kiện cụ thể.

Mỗi quốc gia có luật lệ riêng xung quanh quyền công dân. Ở những quốc gia được phép, một người có thể mang hai quốc tịch đồng thời nếu đáp ứng các tiêu chí của mỗi quốc gia. Dưới đây là danh sách từng quốc gia cho phép hai quốc tịch.

Mỹ Ý Phi-lip-pin Hy Lạp Brazil
Nga Canada Mê-xi-cô Bồ Đào Nha Pakistan
Đức Úc Hàn Quốc Thuỵ Điển Peru
Pháp Chi-lê Tây Ban Nha Ba Lan Hungary
Anh Bỉ Cộng Hoà Séc Đan Mạch New Zealand
Thuỵ Sĩ Costa Rica Iceland Argentina Croatia

 

Quyền lợi của người mang hai quốc tịch

du lich chau au

Nhập quốc tịch châu Âu cho phép du lịch ở các nước EU không cần visa

 

Việc mang song tịch có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Việt Nam đang hoặc có ý định định cư tại nước ngoài. Phần lớn người Việt mong muốn Nhà nước Việt Nam công nhận quy chế hai hoặc đa quốc tịch dành cho họ, nghĩa là họ vừa có quốc tịch Việt, vừa có quốc tịch nước ngoài, đặc biệt là những quốc gia phát triển như Hoa Kỳ. Chính vì thế mà khi dự án Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi) được thông qua ngày 13/11/2008 đã mang đến niềm vui cho rất nhiều người Việt định cư tại nước ngoài vì được hưởng song tịch.

Người song tịch sẽ được hưởng lợi ích và tất cả ưu đãi, quyền lợi về kinh tế, chính trị, phúc lợi của cả hai quốc gia mà họ được công nhận là công dân. Họ có quyền sống, học tập và làm việc, hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe, đứng tên và sở hữu công ty, được sở hữu và mua bán bất động sản, được bảo lãnh người thân, được quyền ứng cử, bầu cử. Đặc biệt, những người song tịch hai quốc tịch sẽ thuận tiện hơn trong việc việc xuất - nhập cảnh bởi họ không cần xin visa hoặc thẻ thường trú nhân vào nước mà họ đang giữ quốc tịch.

Đặc biệt, nếu được công nhận quốc tịch ở các nước châu Âu, bạn có quyền tự do đi lại ở hơn 160 quốc gia thuộc EU mà không cần xin Visa. Con cái bạn cũng sẽ được hưởng nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới tại châu Âu, kèm theo đó, từ lớp 1- 12, nếu học ở trường công, con bạn được học hoàn toàn miễn phí. Một ưu điểm nữa của việc mang trong mình hai quốc tịch đó là công dân có thể tự do buôn bán, kinh doanh làm ăn, thành lập doanh nghiệp riêng cho mình tại quốc gia họ sinh sống.

Bất lợi của người song tịch

bat loi cua nguoi song tich

Tìm hiểu luật pháp các nước để tránh vi phạm

 

Bên cạnh những ưu điểm đã đề cập, người mang song tịch cũng có thể đối mặt với một số bất lợi. Đầu tiên đó là về quy định về khoản tiền đóng thuế, phúc lợi ở cả hai quốc tịch, ví dụ người mang quốc tịch Việt Nam và một nước ở Châu Âu. Họ cũng được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ quân sự tùy vào nhu cầu đặc thù ở cả hai quốc gia. Hơn nữa, những người song tịch cần hiểu rõ quy định về mặt pháp luật ở cả hai quốc về trách nhiệm, quyền công dân nếu không sẽ dễ dàng vướng vào những rắc rối liên quan đến mặt pháp lý.

Ví dụ, luật pháp Việt Nam không quy định cụ thể về độ tuổi sử dụng các chất kích thích tuy nhiên nước Mỹ hay các quốc gia châu Âu có quy định về vấn đề này là từ 21 tuổi trở lên. Trong các quán bar hay vũ trường thường có đội ngũ kiểm tra căn cước để đảm bảo bạn đủ tuổi được tham gia. Hoặc những quy định về xả rác nơi công cộng, ở những nước phát triển bạn sẽ phải chịu phạt hành chính với số tiền không hề bé nếu vi phạm. Ngoài ra, những cá nhân làm ăn, kinh doanh cũng nên hết sức lưu ý về những thủ tục pháp lý, luật của quốc gia mình mang quốc tịch để tránh những vi phạm không đáng có.

Nhập song tịch cho con sinh tại Việt Nam

 

nhap song tich cho con sinh tai viet nam

Nhập song tịch cho con sinh tại Việt Nam

 

Điều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam: “Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam."

Nếu con bạn sinh tại Việt Nam, mặc nhiên trẻ sẽ có quốc tịch Việt Nam. Nếu cha mẹ muốn nhập hai quốc tịch cho con, cha mẹ cần tìm hiểu quốc gia đó có cho phép song tịch hay không (tham khảo tại mục 2). Ví dụ con sinh tại Việt Nam (có bố người Mỹ, mẹ là người Việt), Mỹ là đất nước cho phép song tịch. Sau đó cha mẹ cần tìm hiểu thủ tục xin nhập quốc tịch Mỹ cho trẻ, và trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày con bạn có quốc tịch nước ngoài, bạn phải thông báo cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Sở Tư pháp địa phương nơi vợ chồng bạn cư trú biết việc con bạn có quốc tịch nước ngoài.

Cách nhanh chóng và hiệu quả nhất đó là tìm một đơn vị tư vấn uy tín trong lĩnh vực định cư và di trú. IMMICA là một trong những công ty uy tín hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực luật Di Trú và Quốc tịch đến từ Bắc Mỹ. Với hơn 20 năm hoạt động, các luật sư và chuyên gia tư vấn Di Trú của Immica đã giúp hàng ngàn gia đình khách hàng có cơ hội định cư và mở rộng lợi thế trên tầm quốc tế.